HỒ SƠ THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ Ở




Dudesing xin chia sẽ những thông tin liên quan tới vấn đề hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở:

I. Tại sao khi xây nhà phải có một bộ hồ sơ thiết kế xây dựng?

. Việc xây dựng nhà về cơ bản là để ở, nhưng với thời đại hiện nay, nhu cầu đẹp cũng là một điều tất yếu, vậy xây dựng một căn nhà đẹp để ở là nhu cầu căn bản của mỗi gia đình. 

. Như thói quen của nhiều người từ thời trước, khi xây nhà, gia chủ chưa có khai niệm về hồ sơ thiết kế xây dựng, họ thường tìm những mẫu nhà đã thấy hoặc những hình ảnh trên mạng để đưa cho thầu thi công với mong muốn thầu thi công sẽ xây nhà cho mình theo hình ảnh đó. Điều này dẫn đến rất nhiều bất cập và hệ quả trong quá trình thi công : Thầu xây chưa đúng ý, trong quá trình thi công thường xuyên đập phá để làm lại theo ý chủ nhà, những ý tưởng bất chợt của chủ đầu tư cũng dẫn đến việc chỉnh sửa trực tiếp trên công trình, hoặc đơn vị thi công chưa nắm được ý muốn của chủ nhà trong vài chi tiết dẫn đến trường hợp tranh cãi, chủ đầu tư nói nhưng thầu quên, và nhiều trường hợp chủ đầu tư lo ngại về kết cấu công trình liệu có đủ chất lượng,... Những điều đó xảy ra vì cả 2 bên đều không có 1 thống nhất chung về xây dựng căn nhà bằng bản vẽ. Vì vậy, hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở là cần thiết để tiết kiệm tiền bạc và thời gian cho cả đôi bên. 

Một bộ hồ sơ thiết kế xây dựng nhà của Dudesign

 

II. Hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở là gì: 

. Hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở là một tập hợp những bản vẽ quy định về kích thước của các thành phần trong căn nhà theo đúng kỹ thuật xây dựng. Hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở quy định loại sắt và quy cách dùng khi làm móng đà cột, ghi rõ các kích thước để ngăn chia tường vách và làm rõ ràng công năng sử dụng cho căn nhà, cho biết một cách cụ thể các chỉ số chiều cao , chiều dài của khối kiến trúc nhà, định vị được các sơ đồ dây điện và ống cấp cũng như ống thoát nhằm phục vụ cho việc sửa chữa sau này, .... Tóm lại, hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở giúp chủ nhà và đơn vị thi công có một căn cứ chung để cả 2 bên thống nhất những vấn đề trong quá trình thi công xây dựng và hơn nữa, hồ sơ thiết kế xây dựng nhà giúp chủ nhà biết được cấu trúc để dễ dàng sửa chữa hơn về sau ( ví dụ trường hợp muốn thêm tầng, hỏng hóc dây điện, bể ống nước ngầm,... khi chủ nhà còn giữ bộ hồ sơ thiết kế xây dựng và cung cấp cho đơn vị sửa chữa nâng cấp thì mọi việc đều dễ dàng giải quyết)

. Một bộ hồ sơ thiết kế thường được đơn vị thiết kế coppy thành 4 bản - 1 bản giao cho đơn vị thi công - 1 bản giao cho chữ đầu tư - 1 bản để lại tại công trình cho tiện việc khảo cứu và 1 bản dự phòng.

2 bộ hồ sơ của 2 căn nhà phố mà Dudesign đã hoàn thành và chuẩn bị bàn giao.

 

III. Các thành phần cốt lõi của một bộ hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở:

. Như đã nói trên, hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở là một tập hợp những bản vẽ quy định về kích thước của các thành phần trong căn nhà theo đúng kỹ thuật xây dựng. Nó được chia thành 5 nội dung chính : 

 1. Phần Kiến Trúc: 

 . Phần kiến trúc trong hồ sơ thiết kế xây dựng có những bản vẽ chia công năng nhà ở gọi là Mặt Bằng Tổng thể, ở những bản vẽ về mặt bằng tổng thể,nội dung chủ yếu cần quan tâm chính là đường giao thông trong nhà, vị trí các khu sinh hoạt như wc, phòng ngủ, phòng khách, phòng giải trí, sân phơi, sân vườn,... được thiết kế sao cho phù hợp với yêu cầu của chủ nhà và vẫn đảm bảo tiện lợi về mặt thi công. 

. Phần kiến trúc trong hồ sơ thiết kế xây dựng còn bao gồm những bản vẽ ghi chú riêng về kích thước, nó quy định kích thước của phòng ốc, tường vách, mặt đứng , mặt hông nhà ( nếu có), độ cao của mái, độ dốc mái, và những phần triển khai riêng như wc, cầu thang, bếp,... đặc biệt ở đây chủ đầu tư nên quan tâm về phần cầu thang, số bậc của cầu thang nên ứng vào cung sinh trong sinh -lão -bệnh -tử, độ cao của bậc cầu thang không nên cao hơn 180mm, vị trí cầu thang rất quan trọng trong khối cấu trúc nhà ở.

 2. Phần kết cấu: 

 

Minh họa cho phần kết cấu trong một bộ hồ sơ thiết kế xây dựng 

 . Phần kết cấu trong hồ sơ thiết kế xây dựng chủ yếu thể hiện quy cách của các khối bê tông cốt thép là kết cấu chịu lực chính của căn nhà theo thứ tự từ cọc móng đến mái, cụ thể quy định về đường kính ( phi ) của cây sắt, số lượng cây sắt sử dụng trong mỗi cấu kiện, khoảng cách của sắt đai, số lượng và kích thước cột bê tông cốt thép, kiểu móng - số lượng và vị trí móng, vị trí và số lượng cọc bê tông,.. 

 . Hầu hết các thầu xây dựng nhỏ lẻ thường làm theo lối mòn kinh nghiệm khi thi công mà không có bản vẽ thiết kế. Điều này rất nguy hiểm nếu công trình rơi vào những trường hợp đặc thù ví dụ như địa chất nền đất yếu, độ vươn xa của sàn bê tông,... sự giải quyết những trường hợp đặc thù mà không có theo chuyên môn sẽ gây ra sự lãng phí về vật tư ( gia cố dư sắt) hoặc kết cấu công trình yếu ( nhẹ thì nứt tường, nặng thì sụp lún,...), vì vậy bản vẽ kết cấu là hết sức cần thiết khi thi công nhà ở.

 3. Phần điện :

 . Phần điện trong hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở thể hiện vị trí và đường dẫn điều khiển của các công tắc vào thiết bị điện, phần điện còn thể hiện số lượng và vị trí thiết bị sử dụng trong nhà ( ví dụ : số lượng đèn led chiếu sáng, số lượng máy lạnh, số lượng công tắc, ổ cắm, CB tổng, CB tầng, CB nhánh...),..

 . Khi có sự cố cần sửa chữa, nếu đơn vị sữa chữa có được bản vẽ thiết kế điện, họ sẽ dễ dàng phân vùng và khắc phục sự cố nhanh chóng một cách an toàn, ( ví dụ đơn giản : máy bơm nước bị hỏng, có bản vẽ điện sẽ xác định được CB của nhánh điện máy bơm, xác định được đường dây cấp điện cho máy bơm, từ đó khắc phục sự cố dễ dàng mà không ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị khác, hoặc khi cải tạo lại một tầng hoặc một phòng, bản vẽ thiết kế điện giúp ích rất nhiều.)

4. Phần nước : 

 . Cũng như phần điện, phần nước trong hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở thể hiện vị trí và quy cách của các đường ống cấp nước và thoát nước, vị trí của hộp Gen kỹ thuật trong mỗi tầng của công trình nhà ở. Phần nước còn thể hiện cụ thể vị trí của những hố thoát nước sàn mái và độ dốc tiêu chuẩn, nhằm phục vụ cho việc quản lý và sữa chữa hệ thống cấp thoát nước.

 . Một điểm nhỏ để chủ đầu tư lưu ý trong phần này là phần đầu ống thoát vào bể phốt phải có lỗ thông hơi phụ, nhằm giảm tiếng ồn khi thoát nước trong bồn xí ở các tầng. 

5. Phần phối cảnh 3d : ( có thể chia nhỏ ra 2 phần phối cảnh 3d nội thất và phối cảnh 3d kiến trúc ngoại thất) 

. Phần phối cảnh 3d kiến trúc ngoại thất ( phối cảnh 3d mặt tiền nhà ở) :  là hình ảnh hoàn thiện của công trình sau thi công được xuất ra dựa trên những bản vẽ trong phần kiến trúc của hồ sơ thiết kế xây dựng công trình nhà ở. Vậy ở đây chúng ta thấy mối quan hệ logic : Bản vẽ kiến trúc có trước, phối cảnh 3d mặt tiền có sau, tất cả những trường hợp đi ngược lại quy trình thường sẽ không hiệu quả do hay vướng về kỹ thuật thi công hoặc không bám sát được diện tích xây dựng hoặc quy định xây dựng của hiện trạng của công trình. Phối cảnh 3d kiến trúc ngoại thất thường bắt buộc phải có trong hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở. ( phối cảnh 3d mặt tiền còn dùng trong bảng thông báo thi công công trình để treo trước cổng thi công công trình ) 

 

Một phối cảnh 3d mặt tiền kiến trúc tân cổ điển.


 

 * Phần phối cảnh 3d nội thất ( Hồ SơThiết kế Nội Thất ) : phần này là lựa chọn thêm đối với những chủ đầu tư có nhu cầu thẩm mỹ về nội thất, do đó, chi phí của phần này là riêng biệt nên một bộ hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở sẽ không có phần này, nói chính xác hơn nó là một bộ hồ sơ riêng mang tên : hồ sơ thiết kế nội thất,  hồ sơ thiết kế nội thất bao gồm hình ảnh hoàn thiện bên trong của căn nhà, hình ảnh thể hiện thẩm mỹ cho các khu vực chức năng như phòng khách, phòng ngủ, bếp, nhà vệ sinh, ... dựa trên phần kiến trúc của hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở. Hồ sơ thiết kế nội thất kèm them một bộ bản vẽ chi tiết thi công nội thất nhằm giúp cho đơn vị thi công nội thất làm một cách chính xác hơn. Ở đây chúng ta cũng thấy sự liên quan logic : bản vẽ kiến trúc có trước, phối cảnh 3d - thiết kế nội thất có sau, trong trường hợp cải tạo nội thất thì chủ đầu tư cần bản vẽ hiện trạng hoặc đơn vị thiết kế nội thất phải đo đạc hiện trạng để cho ra bản vẽ hiện trạng thay thế cho bản vẽ kiến trúc. 

 

Thiết kế nội thất tân cổ điển - bản vẽ phối cảnh 3d phòng khách 

 

IV. Ai là người vẽ hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở và vấn đề chi phí cho phần này:

. Trong thực tế xây dựng ở TP.HCM, bản vẽ xin phép thường được vẽ luôn ở dịch vụ xin phép. Nhưng sự thật là bản vẽ xin phép xây dựng và hồ sơ thi công xây dựng nhà ở là hai bản vẽ khác nhau. Bản vẽ xin phép xây dựng chỉ đưa ra những tiêu chí quy định về mật độ xây dựng, khoảng lùi, độ cao các tầng và công trình, khoảng nhô ban công, quy cách móng và hầm phốt tự hoại, vị trí công trình theo quy định mỗi địa phương, Trong khi hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở là các bản vẽ chi tiết về công năng sử dụng, kết cấu chịu lực, thẩm mỹ mặt tiền kiến trúc cửa công trình nhà ở.

. Hầu hết các chủ đầu tư thường chưa ý thức được tầm quan trọng của hơ thiết kế xây dựng nên thường bỏ qua, trong số phần lớn chủ nhà yêu cầu hồ sơ thiết kế xây dựng thì đơn vị thầu thường đảm nhiệm luôn phần này, trường hợp này là một đơn vị vừa thiết kế vừa thi công ( vẽ những gì sẽ làm). Ít nhất chủ đầu tư cũng quản lý được đơn vị thi công sẽ làm gì thông qua hồ sơ thiết kế xây dựng và có tiêu chí để giải quyết khi xảy ra tranh chấp giữa 2 bên dựa vào nội dung đã thống nhất trước thi công trong hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở.

. Bên cạnh đó, các đơn vị, cá nhân cung cấp dịch vụ vẽ hồ sơ thiết kế xây dựng cũng là một lựa chọn tốt. Do ở trường hợp này, đơn vị thiết kế đã được tách biệt ra với đơn vị thi công, họ sẽ cho ra hồ sơ thiết kế xây dựng khách quan hơn với sự bám sát yêu cầu của bên chủ đầu tư, lúc này, tối thiểu nhất là sự an toàn về kết cấu và thẩm mỹ về kiến trúc đã được đảm bảo thông qua sự khách quan do tách biệt với lợi ích thi công. Ngoài ra, việc thuê đơn vị thiết kế giám sát thi công cũng là một lựa chọn hay đối với những chủ đầu tư muốn đảm bảo an toàn cho công trình. Và một lời khuyên cho chủ đầu tư : nên khuynh hướng nghe ý kiến của đơn vị giám sát để nhìn nhận vấn đề vì họ nhận lợi ích từ việc thiết kế và bảo vệ thiết kế cũng như bảo vệ quyền lợi của chủ đầu tư chứ không phải từ việc thi công công trình. 

. Do thói quen ngại tốn thêm chi phí thiết kế mà hầu hết các chủ đầu tư thường bỏ qua hoặc ít quan tâm khi xây dựng nhà ở. Chi phí thiết kế ở VN thường nằm vào 2-2.5% tổng chi phí xây dựng, xét về phương diện đảm bảo cho công trình thì đây là phần chi phí rất đáng để đầu tư.

V. Tổng kết : 

. Hồ sơ thiết kế xây dựng là ở là một phần rất quan trọng trong việc xây dựng nhà ở, nó là kim chỉ nam cho cả chủ đầu tư và đơn vị thi công trong xuyên suốt quá trình làm nhà. Dĩ nhiên nếu chủ đầu tư có một đơn vị thi công tin cậy và đảm bảo thì cũng có thể bỏ qua hồ sơ này? Nhà ở là của bạn, bạn là người quyết định! 

. Dudesign nhận thiết kế các bản vẽ kỹ thuật liên quan đến xây dựng, vẽ hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở, cung cấp dịch vụ vẽ phối cảnh 3d mặt tiền kiến trúc, vẽ phối cảnh 3d nội thất - thiết kế nội thất nhà ở. Với đội ngũ kiến trúc sư và kỹ sư nhiều kinh nghiệm trong nghề và quy trình làm việc hợp lý:  KTS thiết kế kiến trúc - nội thất và kỹ sư thiết kế kết cấu - điện nước. 

 Mọi chi tiết xin liên hệ hot line : 0933095306_Mr.Du

By Dudesign.            

(Mọi coppy xin ghi rõ nguồn)


Tham khảo thông tin về Dudesign : Dudesign | Thiết kế xây dựng | vẽ phối cảnh 3d

Hoặc tham khảo thêm về dịch vụ vẽ phối cảnh 3d: tại http://vephoicanh3dtphcm.blogspot.com 

Hoặc tham gia khóa dạy vẽ phối cảnh 3d tại TP.HCM tại : http://daykemsketchup.blogspot.com









 

Nhận xét

  1. Tôi đang cần tư vấn thiết kế, liên hệ số đt này giúp tôi 0787866661

    Trả lờiXóa
  2. Tư vấn thiết kế xây dựng - phối cảnh 3d - xuất bản hồ sơ thiết kế thi công.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁC VẤN ĐỀ KHI TỰ HỌC VẼ PHỐI CẢNH 3D

PHỐI CẢNH 3D